Cơ thể người

Tê liệt khi ngủ là gì và nguyên nhân nào gây ra nó

Cập nhật350
0
0 0 0
Nếu thức dậy vào giữa đêm và khi cố gắng di chuyển nhưng cơ thể không phản hồi. Nghĩ đó là một giấc mơ, nhưng rõ ràng tâm thần đang hoàn toàn tỉnh táo. Cố gắng kêu cứu nhưng không thể phát ra âm thanh. Vì vậy, lúc đó sẽ có cảm giác rằng mình nằm đó trên giường của mình, nhưng lại giống như một người xa lạ trong cơ thể của chính mình.
 
Nếu đã gặp các hiện tượng nêu trên thì chúng chính là các biểu hiện của chứng tê liệt khi ngủ. Mặc dù là một hiện tượng mà hầu hết mọi người chưa bao giờ nghe đến, nhưng có tới 7,6% số người mắc phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời, ngay cả khi người đó có thể không nhớ nó sau này.
 
Tê liệt khi ngủ là gì?

Tê liệt khi ngủ là tình trạng một người có ý thức nhưng không thể cử động hoặc nói được. Nó thường xảy ra trong một trong 2 quá trình chuyển đổi: khi đang ngủ hoặc khi thức dậy. Một người trải qua cảm giác tê liệt và cảm giác nặng nề, giống như ai đó hoặc vật gì đó rất nặng đang ngồi trên họ. Nó thường đi kèm với ảo giác, khiến tình huống trở nên đáng sợ hơn nhiều.
 
Bị mất kiểm soát đối với cơ thể

Nếu bị tê liệt khi ngủ, cho dù có cố gắng đến đâu thì cũng sẽ không thể làm gì để đánh thức cơ thể của mình. Một số người có thể cử động ngón tay hoặc ngón chân của họ, khiến họ cuối cùng cũng thức dậy. Mọi người thường mô tả nó như một “trải nghiệm ngoài cơ thể”. Tình trạng tê liệt khi ngủ có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút.
 
Gặp ác mộng và ảo giác

Các triệu chứng chính của chứng tê liệt khi ngủ bao gồm ảo giác và ác mộng. Tuy nhiên, những điều này rất khác với những giấc mơ nhìn thấy khi ngủ. Trên thực tế, những “ảo giác” này diễn ra khi tâm trí đang trong giai đoạn cảnh giác và cảm thấy tỉnh táo. Điều này khiến tình hình trở nên đáng lo ngại gấp đôi.
 
Khi bị tê liệt, mọi người có xu hướng nhìn thấy những hình bóng mờ ảo và nghe thấy những tiếng động ma quái. Đôi khi nó tương đồng với cảm giác bị lôi ra khỏi giường, bay hoặc những rung động chạy khắp cơ thể. Sự tuyệt vọng cũng xuất hiện và mọi người sẽ bắt đầu mất kiểm soát và hoảng sợ. Không có gì ngạc nhiên khi việc đó xảy ra do phải chịu thêm cảm giác lo lắng trong khi cơ thể không thể la hét hoặc cử động.
 
Có từ thời xa xưa

Mọi người dường như đã nhận thấy chứng tê liệt khi ngủ từ thời cổ đại. Có rất nhiều câu chuyện và truyền thuyết từ khắp nơi trên thế giới mô tả điều gì đó rất giống với tình trạng này. Mọi người chủ yếu coi nó như một loại năng lực được sở hữu bởi ma quỷ - hoặc thậm chí là vụ bắt cóc người ngoài hành tinh.
 
Một ví dụ quan trọng liên quan đến chứng tê liệt khi ngủ là bức tranh thời Phục hưng của họa sĩ người Thụy Sĩ Henry Fuseli. Trong đó, một con quỷ được thể hiện đang ngồi trên ngực của một người phụ nữ bị ảnh hưởng bởi chứng tê liệt khi ngủ, tượng trưng cho áp lực mạnh mẽ.
 
Tại sao nó xảy ra?
Khi ngủ, cơ thể đi vào và thoát ra khỏi giấc ngủ REM (mắt chuyển động nhanh). Bộ não sẽ gửi lệnh đến các cơ để thư giãn và cơ thể sẽ đi vào trạng thái mất trương lực cơ. Trạng thái này là cần thiết để hạn chế các chuyển động thể chất của cơ thể, vì vậy cơ thể sẽ không thể hành động theo giấc mơ của mình. Và tình trạng tê liệt khi ngủ xảy ra khi cơ thể gặp vấn đề trong quá trình chuyển đổi đó. Tâm thần tỉnh táo, nhưng các cơ của cơ thể không thoát khỏi trạng thái mất trương lực cơ.
Có một vài cách giải thích liên quan đến ảo giác. Một trong số đó là phần não chịu trách nhiệm về nỗi sợ hãi và cảm xúc rất tích cực trong giai đoạn REM. Nó đang hoạt động, trong khi không có gì xung quanh cho thấy cơ thể đang bị nguy hiểm. Vì vậy, bộ não sẽ tạo ra những bóng tối và âm thanh đáng sợ.
 
Các yếu tố có thể dẫn đến tê liệt khi ngủ

Tình trạng tê liệt khi ngủ xuất hiện hoàn toàn tự nhiên. Nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe. Nhưng các nhà khoa học đã xác định một số trường hợp có liên quan đến việc tăng nguy cơ tê liệt khi ngủ. Trong số đó có:
  • Ngủ không ngon giấc. Điều này bao gồm các kiểu ngủ không thường xuyên và các rối loạn giấc ngủ khác nhau, như mất ngủ, chứng ngủ rũ và thiếu ngủ. Người ta cũng lưu ý rằng tình trạng tê liệt khi ngủ thường gặp ở những người làm việc theo ca.
  • Ngủ ở tư thế nằm ngửa. Điều đáng ngạc nhiên là nằm ngửa khi ngủ đã được phát hiện là một yếu tố nổi bật gây ra chứng tê liệt khi ngủ. Nó khiến người ngủ dễ bị tổn thương hơn do tăng áp lực lên phổi và đường thở.
  • Do di truyền. Đúng, nó xẽ xảy ra ở các thành viên trong gia đình. Chứng tê liệt khi ngủ có thể di truyền.
  • Các vấn đề tâm lí. Mối liên hệ giữa chứng tê liệt khi ngủ và sức khỏe tâm thần vẫn chưa được khám phá, nhưng các số liệu thống kê cho thấy những người bị chấn thương, hậu chấn tâm lý hay rối loạn căng thẳng sau sang chấn thương (Post traumatic Stress Disorder - PTSD) và các chứng lo âu khác nhau có xu hướng bị tê liệt khi ngủ.
 
Làm thế nào để đối phó với nó

Không thể phủ nhận rằng tê liệt khi ngủ là một trải nghiệm khó chịu và đáng lo ngại, nhưng nó không mang lại bất kỳ mối nguy hiểm thực sự nào vì nó không gây ra bất kỳ tổn hại nào cho cơ thể. Và nghe có vẻ khó chịu, nhưng cho hiện tại không có cách điều trị nào. Nói chung, các chuyên gia khuyên rằng nên áp dụng thói quen ngủ lành mạnh hơn. Ví dụ:
  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Không có caffein hoặc các chất trước khi đi ngủ.
  • Tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp khi ngủ.
  • Không để đồ điện tử trong phòng ngủ.
Nhưng điều quan trọng nhất là hãy bình tĩnh và để tình trạng đó tự kết thúc. Bình tĩnh và không hoảng sợ chính là chìa khóa!
(Nguồn: Brightside.me)
NguồnBrightside.me
Lượt xem10/07/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng