Cơ thể người

Những sự thật thú vị về cơ thể người (Phần 4)

Cập nhật1125
0
0 0 0
Thứ hai là thời điểm con người dễ lên cơn đau tim nhất, máu trong cơ thể một người có thể làm mồi cho hơn một triệu con muỗi hay trái tim có thể thay đổi hình dạng khi con người vào không gian, vân lưỡi cũng là đặc điểm có một không hai giống vân tay… là những điều thú vị về cơ thể con người.
 
Phổi phải to hơn phổi trái

Thể tích và kích cỡ của hai lá phổi trong cơ thể hoàn toàn khác nhau. Phổi phải nặng hơn và to hơn phổi trái. Điều này xảy ra do tim nằm ở giữa hai phổi và hơi nghiêng về bên trái.
 
Nấc cụt là dấu tích của con người từ thời tiền sử
Nấc cụt là dấu tích còn lại của tổ tiên con người từ cách đây 370 triệu năm. Thời đó, con người thường bơi giữa biển. Với sự giúp đỡ của cơ chế mà ngày nay gọi là nấc cụt, họ có thể bảo vệ phổi khỏi bị nước tràn vào.
 
Con người dễ lên cơn đau tim nhất vào thứ hai
Nguy cơ lên cơn đau tim tăng 20% đối với nam và 15% đối với nữ vào thứ hai. Hiện tượng này được giải thích là liên quan đến sự căng thẳng khi trở lại làm việc. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng việc uống nhiều bia rượu vào dịp cuối tuần cũng có thể là một nguyên nhân.
 
Máu của một người có thể làm mồi cho cả triệu con muỗi

Cơ thể một người có đủ máu để làm mồi cho 1,2-1,8 triệu con muỗi. Con số cụ thể phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng của nạn nhân cũng như tình trạng đói của muỗi. Một con muỗi hút khoảng 0,003 ml máu trong một lần cắn.
 
Không ăn tỏi vẫn có mùi tỏi trong miệng
Nếu chà xát bàn chân bằng tỏi, ta sẽ cảm nhận được mùi vị của nó trong miệng sau 30 phút. Điều này xảy ra là do allicin, hợp chất hữu cơ có trong tỏi, có khả năng xâm nhập qua màng tế bào, đi qua dòng máu và đến khu vực cảm nhận vị tập trung ở lưỡi. Đó là lý do tại sao những người thích ăn tỏi không chỉ có mùi từ miệng mà còn từ toàn bộ cơ thể.
 
Giác mạc của người và cá mập rất giống nhau
Giác mạc ở mắt cá mập giống con người đến nỗi có thể sử dụng để cấy ghép nếu tồn tại công nghệ thích hợp.
 
Con người nói dối thuyết phục hơn khi buồn đi vệ sinh

Khi bàng quang đầy, con người thường nói dối một cách thuyết phục. Do cơ thể phải tự kiềm chế nhu cầu trước khi vào nhà vệ sinh, khả năng kiểm soát lời nói dối của họ cũng tốt hơn.
 
Buổi sáng cơ thể sẽ cao hơn
Vào buổi sáng, lúc mới thức dậy, cột sống của chúng ta dài hơn khoảng một inch (2,54 cm) so với buổi tối. Lý do nằm ở các đĩa đệm bảo vệ cột sống được cấu tạo từ một chất liệu giống như gelatin. Khi đứng ngồi trong suốt cả ngày, trọng lực và các lực khác làm chùn nhẹ cột sống, khiến chúng ta thấp hơn.
 
“Vân tai” và “vân lưỡi”

Không chỉ vân tay, hình dạng tai của bạn cũng là dấu hiệu độc đáo trên cơ thể. Các nhà khoa học Anh đã phát triển một phương pháp có thể nhận dạng con người bằng tai, có tỷ lệ thành công lên đến 99,6%.
Lưỡi cũng có hình dạng và kết cấu độc đáo. Trái ngược với dấu vân tay, vân lưỡi không bao giờ thay đổi.
 
Nhiệt độ tác động đến vị giác
Nhiệt độ thức ăn được chứng minh có tác động đến nhận thức của con người về hương vị. Vị chua sẽ mạnh hơn nếu ăn một món nóng hổi, trong khi vị đắng sẽ rõ hơn nếu món ăn khá nguội. Các thụ thể của cơ thể nhạy cảm nhất với nhiệt độ trong khoảng 65-95 độ F. Vì vậy, một tách cà phê quá nóng dường như ít đắng hơn một tách cà phê có nhiệt độ vừa phải.
 
Vị umami
Ngoài bốn vị cơ bản (ngọt, chua, đắng và mặn), người ta còn gọi tên một vị thứ năm là umami (từ tiếng Nhật). Đây là hương vị được tìm thấy trong các món giàu protein, nước dùng thịt và cá, hay thức ăn có chứa bột ngọt. Mỗi người đều có một số thụ thể chịu trách nhiệm về cảm nhận vị umami.
 
Hội chứng đường ruột lên men
Một số người mắc hội chứng Auto Brewery Syndrome (ABS), tức hội chứng đường ruột lên men. Họ có thể say sau khi ăn thực phẩm giàu carbohydrat. Đây là căn bệnh hiếm gặp trong đó loại nấm men Saccharomyces cerevisiae làm lên men thức ăn ở dạ dày, sản sinh ra ethanol, một thành phần của bia, rượu vang cùng các loại đồ uống có cồn khác.
 
Trái tim thay đổi hình dạng

Các nhà khoa học của NASA đã phát hiện ra khi con người ở trong không gian, cơ tim sẽ mất đi và khiến trái tim thay đổi hình dạng. Cụ thể, các bác sĩ tim mạch đã nghiên cứu trái tim của 12 phi hành gia làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế. Các hình ảnh tiết lộ trái tim trở nên gần giống hình cầu hơn trong không gian, và chỉ quay trở lại hình dạng thon dài bình thường sau khi phi hành gia về Trái Đất.
 
Cơ thể tự phát sáng
Cơ thể con người phát sáng trong bóng tối nhưng chúng ta không thể nhìn thấy. Ánh sáng cơ thể phát ra thấp hơn 1.000 lần so với độ nhạy của mắt thường chúng ta.
 
Gen gây “ngu”
Năm 2010, các nhà khoa học tại Đại học Emory đã phát hiện ra một gen thú vị ở chuột, gọi là Homer Simpson. Nếu xóa đi gen này, chuột có thể thông minh hơn. Thực tế, con người cũng sở hữu gen Homer Simpson, nhưng không ai biết việc loại bỏ nó sẽ gây ra tác động gì.
(Nguồn: vnexpress.net)
Nguồn
Lượt xem19/03/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng