Cấu tạo từ đất

Bộ xương người: cấu tạo và chức năng

Cập nhật5006
0
0 0 0
Bộ xương người là một trong những bộ phận cực kỳ quan trọng trong cơ thể, bao gồm tất cả xương, sụn, gân và dây chằng. Bộ xương người hoạt động như một cấu trúc để hỗ trợ cơ thể, cho phép di chuyển, tạo ra tế bào máu, bảo vệ các cơ quan nội tạng và lưu trữ khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
 
Bộ xương người là gì?

Bộ xương người là hệ thống trung tâm của cơ thể, bao gồm tất cả các xương riêng lẻ, mô liên kết, sụn, gân và dây. Nó đóng vai trò như một cái khung làm chỗ bám giữ cho các cơ, nâng đỡ cho các cơ quan nội tạng và bảo vệ các cơ quan như tim, phổi, não. Đây là một trong những lý do khiến khối lượng bộ xương người thường chiếm 12-20% tổng khối lượng cơ thể người với giá trị trung bình là 15%. Bộ xương người là bộ phận cứng nhất toàn bộ cơ thể.
 
Không phải tất cả các xương đều nối liền trực tiếp với nhau: có 3 mảnh xương nhỏ trong tai gọi là xương tai giữa, xương móng nằm ở cổ có vai trò như giá đỡ cho lưỡi không dính với bất cứ xương nào khác trong cơ thể người mà được hỗ trợ bởi cơ và dây chằng.
 
Hệ thống xương ở nam và nữ giới có thể có sự khác biệt. Xương nam giới thường dài và có khối lượng cao hơn. Trong khi đó, hệ thống xương ở phụ nữ thường có xu hướng phát triển lớn hơn hơn phần xương chậu, điều này phù hợp cho việc mang thai và sinh con.
 
Bộ xương người gồm mấy phần?
Bất kể giới tính, bộ xương người được thành 3 phần chính bao gồm các phần như sau:
  • Xương đầu: bao gồm khối xương sọ, xương mặt và xương hàm.
  • Xương thân: bao gồm xương ức, xương sườn và xương sống (cột sống).
  • Xương chi: gồm xương chi trên (tay) và xương chi dưới (chân).
 
Bộ xương người có bao nhiêu chiếc?
Bộ xương người có tất cả hơn 300 chiếc xương ở trẻ em và ở người trưởng thành là 206 chiếc kết hợp lại với nhau tạo nên. Về phân bố thì có 80 xương trục và 126 xương treo.
 
Phần xương trục
Bộ xương trục của người trưởng thành bao gồm 80 xương, được tạo thành từ các xương trục dọc của cơ thể, chẳng hạn như xương sọ, xương tai, xương móng, xương mặt và cột sống.
 
Xương sọ:

Hộp sọ bao quanh não, đôi khi còn được gọi là vỏ não, có quan hệ mật thiết với các cơ quan về thị giác, âm thanh, khứu giác và vị giác. Hộp sọ người lớn bao gồm 22 xương, các xương này được phân loại theo vị trí như sau:
  • Xương sọ: Có tất cả 8 xương sọ để tạo thành hộp sọ với chức năng bảo vệ não.
  • Các xương mặt: Có 14 xương mặt, được tìm thấy ở mặt trước của hộp sọ và tạo nên khuôn mặt.
 
Xương tai:
Có 6 xương nhỏ ở tai để tạo nên tổ chức thính giác được tìm thấy ở ống tai người. Có 3 xương thính giác nhỏ ở mỗi bên, bao gồm:
  • Xương búa (malleus)
  • Xương đe (incus)
  • Xương bàn đạp (stapes)
Các xương này hoạt động cùng nhau để truyền sóng âm thanh từ môi trường xung quanh đến các cấu trúc bên trong tai.
 
Xương móng:

Xương móng (The hyoid) là xương hình chữ U nằm ở gốc lưỡi, phía trước cổ, giữa hàm dưới và là sụn lớn nhất của thanh quản. Xương móng không liên kết với bất cứ xương nào trong cơ thể, do đó đây là một xương có chức năng đơn thuần.
 
Xương móng có 3 phần chính:
  • Thân (Body)
  • Sừng lớn (greater cornu)
  • Sừng bé (lesser cornu)
Chức năng chính của xương móng là đóng vai trò như một điểm bám của các cơ và dây chằng ở cổ.
 
Xương mặt:

Bộ xương mặt được cấu tạo từ các phần tử xương hàm và da không thuộc não bộ. Xương mặt được cấu tạo từ 14 xương khác nhau, bao gồm:
  • 2 xương xoăn mũi dưới (Inferior turbinal)
  • 2 xương lệ (Lacrimal bones)
  • 1 xương hàm dưới (Mandible)
  • 2 xương hàm trên (Maxilla)
  • 2 xương mũi (Nasal bones)
  • 2 xương vòm miệng hay xương khẩu cái (Palatine bones)
  • 1 Xương lá mía (Vomer)
  • 2 xương gò má (Zygomatic bones)
Hầu hết các cấu trúc xương mặt được hình thành ở xương hàm trên. Xương hàm trên tạo thành phần giữa và dưới hốc mắt, chứa một số bộ phận như lỗ thông mũi và lỗ mở cho mũi (lỗ mũi), hốc mắt và các răng ở hàm trên.
 
Hàm dưới ban đầu là 2 xương riêng biệt, nửa bên trái và nửa bên phải. Tuy nhiên, khi được hai tuổi, hai xương sẽ hợp nhất thành một. Xương hàm dưới là xương lớn nhất, khỏe nhất và nằm ở vị trí thấp nhất của mặt. Bên cạnh đó, đây cũng là xương duy nhất của hộp sọ cử động được.
 
Cột sống:

Cột sống được tạo thành từ 26 xương với 24 xương đầu tiên là tất cả các đốt sống và 2 xương tiếp theo là xương cùng và xương cụt. 24 xương đốt sống có thể được chia thành:
  • Đốt sống cổ gồm 7 xương được tìm thấy ở vùng đầu và cổ
  • Đốt sống ngực bao gồm 12 xương được tìm thấy ở phần lưng trên
  • Các đốt sống thắt lưng được tìm thấy ở phần lưng dưới
Xương cùng và xương cụt được tạo thành từ một số đốt sống hợp nhất, hỗ trợ chịu áp lực trọng lượng cơ thể khi ngồi. Ngoài ra, xương cùng và xương cụt cũng đóng vai trò như một điểm kết nối các dây chằng trong cơ thể.
 
Xương cột sống cũng bao gồm các khung sườn, bao gồm 12 đốt sống ngực, 24 xương sườn và xương ức. Xương sườn là các thanh xương cong, nén, với mỗi xương tiếp theo (tính từ trên xuống) cong nhiều hơn.
 
Xương sườn có 12 đôi, với 7 đôi xương sườn đầu tiên được gọi là xương sườn thật và 5 đôi xương dưới được gọi là xương sườn giả. Các xương sườn được gắn với xương cột sống và xương ức để tạo thành lồng ngực giúp bảo vệ tim và phổi.
 
Phần xương treo
Bộ xương người có tổng cộng 126 xương treo, bao gồm các xương tạo nên cánh tay, chân và các xương gắn vào khung xương trục. Cụ thể các xương treo bao gồm:
 
Xương ức:
Xương ức (Pectoral girdle) được tạo thành từ xương đòn (clavicle) và xương bả vai (scapula) là nơi cánh tay kết nối với xương trục.
 
Xương chi trên:

Các chi trên là tên gọi chung của hai cánh tay. Mỗi cánh tay chứa 30 xương, bao gồm:
  • Xương cánh tay (Humerus): là xương dài nhất của cánh tay.
  • Xương quay (Radius): là các xương được tìm thấy ở gốc ngón tay cái
  • Xương trụ hay xương khuỷu tay (Ulna): là xương dài ở cẳng tay, có dạng lăng trụ và là xương dài thứ hai của tay.
  • Xương cổ tay (Carpals): bao gồm 8 xương.
  • Xương bàn tay (Metacarpals): bao gồm 5 xương.
  • Xương ngón tay (Phalanges): bao gồm 14 xương.
 
Xương chậu:

Xương chậu (Pelvic girdle) hay còn được gọi là xương hông, nơi chân gắn vào khung xương trục. Xương chậu bao gồm hai xương chính cho mỗi chân.
 
Mỗi xương chậu bao gồm ba phần chính, bao gồm:
  • Xương hông (Ilium): là các xương ở phần trên cùng của xương chậu.
  • Xương ụ ngồi (Ischium): là xương có đường cong để tạo nên phần nền của mỗi xương chậu.
  • Mào lược xương mu (Pubis): là các xương nằm ở phần trước của xương chậu.
 
Xương chi dưới

Tương tự như xương cánh tay, mỗi xương chân có 30 xương, bao gồm:
  • Xương đùi (Femur): là các xương lớn ở đùi.
  • Xương chày (Fibula): là xương chính ở cẳng chân, tạo thành ống chân.
  • Xương bánh chè (Patella).
  • Xương cổ chân (Tarsals): gồm 7 chiếc tạo thành.
  • Xương bàn chân (Metatarsal)
  • Xương ngón chân (Phalanges): gồm 14 xương.
 
Bộ xương người có chức năng gì?
 
Bộ xương người có nhiều chức năng, chẳng hạn tạo hình dạng cơ thể, bộ xương giúp chống đỡ cơ thể và cũng là chỗ bám cho nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Bên cạnh đó, bộ xương cũng quyết định một số hoạt động, chẳng hạn như:
 
  • Di chuyển: Khung xương người hỗ trợ trọng lượng cơ thể để hỗ trợ đứng và di chuyển. Cụ thể, xương, các khớp, mô liên kết và các cơ kết hợp với để làm cho các bộ phận cơ thể di chuyển.
  • Sản xuất tế bào máu: Xương chứa các tủy xương với nhiệm vụ sản xuất hồng cầu (red blood cells) và bạch cầu (white blood cells).
  • Bảo vệ các cơ quan: Xương hỗ trợ bảo vệ cơ thể, chẳng hạn như hộp sọ bảo vệ não, xương sườn bảo vệ tim và phổi, trong khi đó, xương sống bảo vệ tủy sống.
  • Lưu trữ các khoáng chất: Xương là nguồn cung cấp khoáng chất như canxi và vitamin D.
 
Có thể nói bộ xương người là bộ phận cực kỳ quan trọng, nó tham gia vào hầu hết các chức năng chính của cơ thể, chính vì thế cần phải bảo vệ hệ thống xương được tốt nhất tránh các tác nhân bên ngoài tác động vào.
 
Ngoài các chức năng mà bộ xương mang lại thì cũng cần phải chú ý tới một số vấn đề có thể làm ảnh hưởng tới hệ thống xương như: gãy xương, bệnh xương chuyển hóa, viêm khớp, ung thư xương và cong cột sống. Đây đều là những căn bệnh có thể khiến cho xương bị tổn thương và khó có thể điều trị dứt điểm được.
 
Tóm lại bộ xương người là một trong những bộ xương cực kỳ hoàn hảo giúp đảm nhiệm nhiều chức năng chính trong cơ thể. Vì vậy nên bảo vệ xương trước các tác nhân ảnh hưởng từ môi trường.
(Nguồn: Tổng hợp)
Nguồn
Lượt xem07/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng