Quãng đại từ nước

Cơ thể sẽ ra sao khi thiếu nước hoặc thừa nước

Cập nhật1511
1
0 0 0
Thừa nước hay thiếu nước trong cơ thể cơ thể đều là những tình trạng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mỗi người. Đa phần tình trạng cơ thể thiếu nước nhiều hơn là bị thừa nước.
 
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước như: thời tiết nắng nóng, uống ít nước, chế độ ăn uống,.... Nếu không bổ sung kịp thời và đầy đủ thì cơ thể sẽ bị thiếu nước dẫn đến ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan. Ở những mức độ thiếu nước khác nhau, cơ thể sẽ gặp phải những vấn đề khác nhau.
 
Cơ thể mất nước là gì?
 
Mất nước là tình trạng mà lượng nước nạp vào cơ thể ít hơn lượng nước thải ra, làm cho lượng nước trong cơ thể mất cân bằng theo chiều hướng đi xuống. Mất nước sẽ phá vỡ sự cân bằng của các nồng độ muối, khoáng chất và lượng đường trong máu, dẫn đến việc cản trở các hoạt động bình thường và gây nhiều thiệt hại cho cơ thể.
 
Nguyên nhân khiến cơ thể mất nước
 
Mất nước thường do các nguyên nhân sau:
  • Uống ít nước, không có thói quen uống nước thường xuyên hàng ngày.
  • Thời tiết nóng và khô.
  • Chế độ ăn uống mất cân bằng.
  • Sau khi vận động, hoạt động thể chất gắng sức.
  • Sử dụng các loại thuốc như lợi tiểu, nhuận tràng và các thuốc ức chế men chuyển điều trị huyết áp cao có thể gây đi tiểu thường xuyên hơn hoặc đổ mồ hôi, gây ra hiện tượng mất cân bằng nước.
 
Ngoài những lý do kể trên, một số bệnh lý cũng dẫn đến tình trạng mất nước như:
 
  • Bị bệnh đái tháo đường.
  • Sốt, tiêu chảy, nôn mửa.
  • Bắt đầu từ khoảng 50 tuổi và trở nên nghiêm trọng hơn lúc khoảng 70 tuổi. Thận bắt đầu mất một số khả năng để loại bỏ các độc tố ra khỏi máu, do thận ít có khả năng cô đặc nước tiểu dẫn đến đào thải nước ra khỏi cơ thể nhanh hơn khi già đi.
 
Thiếu nước ở mức độ nhẹ
 
Mặc dù ở mức độ nhẹ nhưng thiếu nước vẫn gây ra những biểu hiện khó chịu như:
  • Mệt mỏi: Đây là cảm giác tỷ lệ thuận với tình trạng thiếu nước của cơ thể. Cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, không thể (hoặc không muốn) tập thể dục và không thể tập trung được.
  • Tiểu ít, giảm lượng nước tiểu: Tùy vào lượng nước được cung cấp mà tần suất và lượng nước tiểu của mỗi người khác nhau. Nếu số lần đi tiểu trong ngày chỉ khoảng 2 - 3 lần hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ chính là biểu hiện của cơ thể đang bị thiếu nước.
  • Nước tiểu có màu sẫm và đặc: Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, nước tiểu bình thường sẽ không có màu, trong suốt và lỏng. Ngược lại, khi cơ thể thiếu nước, nước tiểu sẽ có màu sẫm và đậm đặc hơn bình thường.
  • Khô da: Khô da là dấu hiệu điển hình của tình trạng cơ thể bị thiếu nước, mất nước.
  • Khô miệng, hôi miệng: Khi cơ thể bị thiếu nước sẽ giảm tiết nước bọt, khiến cho miệng bị khô và có mùi hôi.
  • Đói và thèm đồ ngọt: Đói có thể là biểu hiện của cơ thể thiếu nước, bởi khi đó năng lượng dự trữ trong cơ thể gặp khó khăn trong việc được giải phóng, gây ra cảm giác đói, thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt - loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.
  • Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai: Cơ thể thiếu nước bao gồm cả não cũng không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để hoạt động, sẽ gây ra các triệu chứng đau đầu, đặc biệt là khi di chuyển cơ thể. Bên cạnh đó, hệ tuần hoàn cũng hoạt động kém hiệu quả hơn do thiếu nước sẽ dẫn đến chóng mặt, hoa mắt và ù tai.
  • Táo bón: Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Để hệ tiêu hóa được hoạt động bình thường và khỏe mạnh, cơ thể cần cung cấp đủ nước. Do đó, táo bón là dấu hiệu “báo động” cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
  • Mỏi cơ, chuột rút: Khi cơ thể bị thiếu một lượng nước, hoặc thiếu nước ảnh hưởng đến cân bằng điện giải trong cơ thể, làm thay đổi nồng độ các chất như natri, kali, ... có thể gây mỏi cơ, chuột rút, đau khớp.
 Hôi miệng là 1 trong số các biểu hiện cơ thể bị thiếu nước
Thiếu nước ở mức độ nặng
 
Mỗi ngày cơ thể cần bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước. Nếu luyện tập thể thao thì lượng nước cần sẽ nhiều hơn. Nên uống nước ngay cả khi không khát để đảm bảo bù đủ lượng nước đã mất. Bởi nếu tình trạng thiếu nước kéo dài có thể dẫn đến biểu hiện nặng như:
  • Huyết áp giảm, nhịp tim tăng: Cơ thể thiếu nước làm hạn chế sự lưu thông, tuần hoàn của máu, gây tụt huyết áp. Tăng nhịp tim là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu nước, mất nước nghiêm trọng.
  • Phù não: Sau khi bị mất nước, nếu bù đắp lượng chất lỏng một cách nhanh chóng, làm cho cơ thể cố gắng đưa nhiều nước vào trong các tế bào, có thể gây ra hiện tượng phù và làm vỡ một số tế bào. Nghiêm trọng nhất là khiến các tế bào não bị phù nề.
  • Động kinh: Mất cân bằng nước tức là bị mất cân bằng điện giải sẽ gây rối loạn quá trình dẫn truyền và dẫn đến co thắt cơ bắp không tự chủ, đôi khi mất ý thức.
  • Sốc: Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất và có thể đe dọa tính mạng khi cơ thể mất nước. Tình trạng này xảy ra khi thể tích máu thấp làm tụt huyết áp và giảm lượng oxy trong cơ thể.
  • Suy thận cấp: Đây là biến chứng có khả năng đe dọa đến tính mạng, xảy ra khi thận không còn khả năng loại bỏ các chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu.
  • Hôn mê và tử vong: Nếu cơ thể mất nước nghiêm trọng và không được điều trị kịp thời và thích hợp, có thể gây hôn mê và tử vong.
 
Những tác hại khác của thiếu nước
 
  • Trao đổi chất chậm lại: Khi cơ thể thiếu nước, sự trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại, khả năng loại bỏ chất thải và giải độc cũng bị ức chế. Một nghiên cứu tìm thấy rằng nếu uống đủ nước sẽ làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 30%, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Tăng cân: Khi mất nước dù ở mức độ nhẹ, cơ thể vẫn lận lộn với cảm giác đói khiến ta ăn khi không cần đến. Điều này chắc hẳn sẽ gây tăng cân ngoài mong muốn.
  • Tăng nhiệt cơ thể: Khi thiếu nước, cơ thể sẽ có cách riêng để thông báo về tình trạng này. Đó có thể là sự tăng hay giảm nhiệt bất thường.
  • Vấn đề tiêu hóa: Thường gặp là tình trạng táo bón. Nếu tình trạng kéo dài có thể sẽ trở thành mạn tính.
  • Tăng đường huyết: Cơ thể cần nước để pha loãng hay tiêu hóa đường. Nếu bị tiểu đường kèm theo cơ thể thiếu nước thì sẽ đặc biệt nguy hiểm.
 
Bổ sung nước để tránh tình trạng cơ thể thiếu nước
 
Để tránh tình trạng cơ thể thiếu nước ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan và sức khỏe cần:
  • Uống đủ nước, khoảng 2 - 3 lít tương đương với 8 ly nước mỗi ngày.
  • Có thể uống thành từng ngụm nhỏ, uống nhiều lần trong ngày để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung nước và điện giải khi bị sốt, tiêu chảy hoặc khi thời tiết nắng, nóng, sau khi tập luyện thể thao, vận động gắng sức.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cafe, rượu, bia, ...
  • Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu mất nước của cơ thể để kịp thời bổ sung lượng nước cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh và hoạt động, học tập, làm việc hiệu quả hơn.
 
Thừa nước trong cơ thể là gì?
 
Thông thường, mọi người chỉ quan tâm đến việc uống đủ nước bằng cách nạp thật nhiều nước vào cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi việc nạp quá nhiều nước cũng dẫn đến tình trạng thừa nước trong cơ thể. Việc thừa nước trong cơ thể cũng rất nguy hiểm không kém so với tình trạng mất nước.
 
Nguyên nhân gây thừa nước trong cơ thể
 
Có hai nguyên nhân gây thừa nước:
  • Lượng nước nạp vào quá nhiều: Uống nhiều nước hơn lượng mà thận có thể thải ra qua nước tiểu, dẫn đến việc tích tụ quá nhiều nước trong cơ thể.
  • Giữ nước: Khi cơ thể không thể thải ra lượng nước thừa, do một số loại bệnh gây ra, dẫn đến việc thừa nước trong cơ thể.Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng thừa nước như:
  • Bệnh gan.
  • Bệnh thận.
  • Bệnh suy tim xung huyết.
  • Hội chứng hormone lợi tiểu không phù hợp.
 Uống quá nhiều nước sẽ gây thừa nước trong cơ thể
Triệu chứng của việc thừa nước trong cơ thể
 
Thừa nước trong cơ thể có thể dẫn đến các triệu chứng như:
  • Buồn nôn, nôn
  • Có cảm giác no và đầy bụng
  • Nhức đầu cả ngày và luôn thấy mệt mỏi:Khi bạn uống nhiều nước, các tế bào bị sưng lên, trong đó có tế bào não. Khi tế bào não tăng kích thước sẽ bị chèn ép trong hộp sọ. Chính áp lực này gây ra cơn nhức đầu thường xuyên. Và thận quá tải với lượng nước nạp vào cơ thể nhiều sẽ gây rối loạn hormone, khiến cơ thể bạn càng ngày trở nên căng thẳng, mệt mỏi.
  • Đi tiểu nhiều và nước tiểu trong: Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ ngày, có thể bạn đã uống nhiều nước hơn mức cần thiết. Chỉ khi nước tiểu có màu vàng nhạt và trong thì lượng nước bạn uống vào là vừa đủ cho cơ thể.
 
Hậu quả của việc thừa nước trong cơ thể
 Thừa nước trong cơ thể sẽ gây hại lớn đối với thận.
Thừa nước trong cơ thể làm giảm lượng muối trong máu đến mức nguy hiểm gây ra những hệ quả sau:
  • Gây sưng các tế bào:Cơ thể bạn có các icon natri và kali tự do hoạt động như chất điện giải giúp cân bằng chất lỏng giữa tế bào và máu. Khi lượng nước tăng quá mức khiến nồng độ chất điện giải giảm, nước di chuyển từ máu vào trong tế bào. Điều này làm cho tế bào sưng lên thậm chí có thể dẫn đến sưng não, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Hạ kali trong máu: Khi bị thừa nước, cơ thể sẽ phải giải phóng nước thông qua mồ hôi và nước tiểu, từ đó làm giảm mức kali trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài gây hạ kali với triệu chứng như nôn mửa, huyết áp thấp, tê liệt, buồn nôn và tiêu chảy.
  • Bị chuột rút: Tiêu thụ quá nhiều nước sẽ làm giảm lượng chất điện giải của cơ thể. Sự mất cân bằng chất lỏng cũng ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp dẫn đến co thắt cơ và chuột rút.
  • Ảnh hưởng đến thận: Thận là cơ quan có chức năng lọc nước, do đó, khi bạn uống nhiều nước sẽ khiến thận phải tăng giờ hoạt động lên. Lâu ngày, thận mệt mỏi, chức năng làm việc của thận suy giảm có thể gây ra các bệnh về thận như sỏi thận, yếu thận, suy thận..v..v…
 
(Nguồn: Tổng hợp)
Nguồn
Lượt xem18/08/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng