Cấu tạo từ đất

Khớp xương: Phân loại, cấu tạo và chức năng

Cập nhật2298
0
0 0 0
Khớp xương là điểm tiếp nối giữa hai hoặc nhiều đầu xương. Khớp xương có cấu trúc đặc biệt, cấu tạo của nó rất phức tạp và đa dạng có nhiệm vụ nâng đỡ cơ sinh học và cho phép cơ thể con người chuyển động một cách linh hoạt. Các khớp khác nhau có nhiệm vụ hỗ trợ các chuyển động khác nhau của cơ thể.
 
Khớp xương là gì?
Khớp xương hoặc bề mặt khớp là bộ phận nối giữa các xương trong cơ thể và hình thành nên bộ xương người hoàn chỉnh. Các khớp chịu trách nhiệm cho sự chuyển động (chẳng hạn như cử động các chi) và sự ổn định (thường được tìm thấy ở xương hộp sọ).
 Các khớp lớn trong cơ thể, chẳng hạn như khớp đầu gối, khuỷu tay hoặc khớp vai có thể tự bôi trơn và chịu tải trọng lớn mà vẫn hoạt động một cách linh hoạt. Các khớp khác chỉ đóng vai trò như vật liệu kết nối các xương và cho phép hoạt động rất ít với nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.
 
Các loại khớp xương trong cơ thể con người
Các khớp thường được phân loại theo chuyển động liên quan. Một số khớp được cố định, chẳng hạn như khớp hộp sọ, không được phép chuyển động. Các khớp khác, chẳng hạn như khớp nối giữa các đốt sống, có thể cử động để tăng tính linh hoạt của cơ thể. Hầu hết các khớp trong cơ thể là khớp hoạt dịch, chứa chất lỏng hoạt dịch và có thể di chuyển tự do.
 Có nhiều cách khác nhau để phân loại các khớp xương trong cơ thể, chẳng hạn như phân loại theo cấu trúc hoặc chức năng của khớp. Cụ thể, các cách phân loại khớp phổ biến bao gồm:
 
Phân loại theo cấu trúc
Việc phân loại khớp xương theo cấu trúc chia các khớp theo kiểu mô liên kết kết nối các xương lại với nhau. Có bốn cách phân loại khớp theo cấu trúc như sau:
  • Khớp dạng sợi (fibrous joint) được liên kết với nhau bởi các mô liên kết dày đặc và giàu collagen. Hầu hết các khớp này đều không chuyển động hoặc chỉ có khả năng cử động rất nhỏ.
  • Khớp sụn (cartilaginous joint) là khớp được liên kết bởi sụn. Có hai loại khớp sụn là khớp sụn nguyên sinh và khớp sụn thứ cấp. Cả hai loại sụn khớp đều cho phép cử động rất ít.
  • Khớp hoạt dịch (synovial joint) là khớp duy nhất có khoảng trống ở giữa các xương liền kề. Khoảng trống này được gọi là khoang hoạt dịch, chứa đầy các chất lỏng hoạt dịch, nhằm mục đích bôi trơn khớp, giảm ma sát và giúp các xương vận động linh hoạt hơn. Đầu gối, khuỷu tay và vai là những khớp hoạt dịch phổ biến.
  • Khớp mặt (facet joint) là mặt phẳng ở giữa các xương với mục đích hỗ trợ và kiểm soát các chuyển động của cột sống.
Phân loại khớp theo cơ sở chức năng
Phân loại khớp theo chức năng chia khớp thành ba loại, bao gồm khớp bất động, khớp bán chuyển động và khớp chuyển động. Cụ thể, các khớp như sau:
  • Khớp bất động (synarthrosis) là các khớp không có khả năng chuyển động hoặc có tính di động ít. Hầu hết các khớp bất động là khớp sợi, chẳng hạn như khớp hộp sọ.
  • Khớp bán chuyển động (amphiarthrosis) là các khớp có nhiệm vụ nối hai hoặc nhiều đầu xương lại với nhau và có tính di động nhẹ. Hầu hết các khớp bán chuyển động là khớp sụn, chẳng hạn như các đĩa đệm của cột sống.
  • Khớp hoạt dịch, hay còn gọi là khớp chuyển động (Diarthroses). Đây là các khớp phổ biến nhất trong cơ thể và có thể chuyển động tự do mà không gây ma sát hoặc tổn thương. Khớp vai, khớp gối là các khớp hoạt dịch phổ biến.

Chuyển động của khớp hoạt dịch: Ở các khớp hoạt dịch, chuyển động của khớp được phân loại thành bốn loại khác nhau, bao gồm: 
  • Chuyển động trượt xảy ra khi bề mặt xương tương đối phẳng di chuyển qua nhau và ít tạo ra các chuyển động xoay hoặc chuyển động góc. Các khớp xương ở cổ tay và cổ chân là các khớp chuyển động trượt phổ biến.
  • Chuyển động góc được tạo ra khi các góc giữa các xương thay đổi. Có một số loại chuyển động góc khác nhau, bao gồm uốn cong, kéo dài, dạng ra, chuyển động khép (cơ) và chuyển động xoay quanh trục.
  • Chuyển động quay là chuyển động của xương khi xoay quanh trục dọc của xương.
  • Các chuyển động đặc biệt là các chuyển động không theo một quy luật nhất định, chẳng hạn như việc lòng bàn chân hướng vào bên trong về phía cơ thể hoặc các chuyển động của ngón cái về các ngón tay trên cùng một tay để cầm nắm đồ vật.
Phân loại khớp theo cơ sinh học
Khớp cũng được phân loại theo đặc tính cơ sinh học hoặc giải phẫu của khớp. Theo phân loại giải phẫu, khớp xương được chia thành khớp đơn giản và phức tạp, tùy thuộc vào số lượng xương liên quan.
 
Cụ thể các khớp theo cơ sinh học được phân loại như sau:
  • Khớp đơn giản là khớp nối hai bề mặt xương, chẳng hạn như khớp vai và khớp háng.
  • Khớp phức tạp là khớp nối hai hoặc nhiều bề mặt xương với một đĩa khớp hoặc sụn chêm, chẳng hạn như khớp gối.
  • Khớp ghép là khớp kết nối ba hoặc nhiều bề mặt với nhau, chẳng hạn như khớp cổ tay.
Phân loại theo giải phẫu
Các khớp cũng có thể được phân loại theo giải phẫu, bao gồm:
  • Khớp tay
  • Khớp khuỷu tay
  • Khớp cổ tay
  • Khớp nách
  • Khớp dạng thấu kính
  • Các khớp đốt sống
  • Khớp thái dương hàm
  • Khớp hông
  • Khớp chân
  • Khớp gối
  • Khớp cùng chậu
Mặc dù có nhiều cách phân loại khớp xương khác nhau, tuy nhiên về cơ bản các khớp xương rất khó phân biệt do có sự trùng lặp giữa các cách phân loại.
 
Cấu tạo của khớp xương
Khớp xương có cấu tạo phức tạp để nối hai hoặc nhiều xương lại với nhau. Hầu hết các khớp đều di động, cho phép xương di chuyển và có cấu tạo cơ bản gồm:
  • Sụn khớp: Đây là một mô bao phủ bề mặt của xương tại khớp. Sụn có thể hỗ trợ giảm ma sát trong chuyển động của các khớp và hạn chế các tổn thương liên quan.
  • Màng hoạt dịch: Màng hoạt dịch là một mô tiết ra các chất lỏng trong suốt và dính bao quanh các khớp. Chất lỏng này được tạo ra để bôi trơn và giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn.
  • Gân: Gân là các mô liên kết kết nối cơ và xương lại với nhau để kiểm soát các chuyển động của khớp.
  • Dây chằng: Các dây chằng là các dải mô liên kết dẻo dai và đàn hồi bao quanh các khớp để hỗ trợ và hạn chế các hoạt động của khớp. Dây chằng có nhiệm vụ kết nối các xương lại với nhau.
  • Bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là các túi chứa đầy các chất lỏng nằm ở giữa các xương, dây chằng hoặc các cấu trúc lân cận khác. Bao hoạt dịch hoạt động như một tấm đệm để giảm ma sát trong các khớp.
  • Dịch khớp: Đây là các chất lỏng trong suốt, do màng hoạt dịch tiết ra và hoạt động để giúp khớp di chuyển linh hoạt hơn.
  • Miếng đệm khớp (Meniscus): Đây là phần cong có hình lưỡi liềm của sụn ở đầu gối và các khớp khác. Miếng đệm Meniscus có nhiệm vụ bảo vệ các đầu xương không bị cọ xát và hao mòn.

Chức năng của khớp xương
Khớp xương được định nghĩa là điểm nối các xương và tạo điều kiện cho cử động và sự ổn định. Chức năng khớp bình thường được định nghĩa là khả năng di chuyển trong phạm vi chuyển động bình thường và khả năng chịu trọng lượng của cơ thể.
 
Cụ thể, các chức năng chính của khớp xương có thể bao gồm:
  • Cho phép cơ thể chuyển động tự do và linh hoạt.
  • Hỗ trợ các chuyển động xoay tròn.
  • Cho phép các xương di chuyển qua lại.
  • Cho phép thực hiện các hoạt động như uốn cong cơ thể.
  • Hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể và hệ vận động.
 
Các vấn đề ảnh hưởng đến khớp xương
Viêm khớp là vấn đề phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến khớp. Có hai loại viêm khớp cơ bản là viêm khớp do thoái hóa (viêm xương khớp) và viêm khớp do viêm trong cơ thể (chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp).
 
Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất, xảy ra khi lớp sụn bảo vệ khớp bị hao mòn theo thời gian. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trong cơ thể, nhưng thường phổ biến ở đầu gối, hông, cột sống và tay.
 Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch và gây viêm khớp. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến các khớp, thường phổ biến ở cổ tay, các ngón tay, đặc biệt là khớp giữa của các ngón tay.
 
Ngoài ra, một số bệnh viêm khớp khác có thể bao gồm:
  • Bệnh gout, xảy ra khi các tinh thể axit uric lắng đọng ở các khớp, gây viêm nhiễm và đau đớn.
  • Viêm khớp vẩy nến là bệnh viêm khớp mãn tính xảy ra ở bệnh nhân vẩy nến. Tình trạng này có thể gây thay đổi cấu trúc móng, khiến móng dày lên hoặc tách khỏi phần đệm thịt, gây đau đớn dữ dội.
  • Trật khớp xảy ra sau các chấn thương, tai nạn hoặc do rối loạn sụn khớp.
  • Viêm khớp thái dương hàm hay viêm khớp nhai, có thể dẫn đến đau mặt, đau răng và đau tai, đặc biệt là khi nhai.
 
Biện pháp chăm sóc sức khỏe khớp
Các tốt nhất để tăng cường sức khỏe khớp là giữ khớp, các cơ, dây chằng và xương ổn định, chắc khỏe. Cụ thể, một số lời khuyên có thể tăng cường sức khỏe khớp bao gồm:
  • Kiểm soát cân nặng trong phạm vi lành mạnh để đảm bảo sức khỏe của khớp, đặc biệt là các khớp chịu trọng lượng trong cơ thể, chẳng hạn như đầu gối, hông và lưng. Giảm cân và giữ cân nặng khỏe mạnh có thể giảm áp lực lên đầu gối, hông, lưng và ngừa các chấn thương khớp liên quan.
  • Tập thể dục thường xuyên có thể hỗ trợ giảm cân, duy trì cân nặng khỏe mạnh và hạn chế các bệnh lý gây ảnh hưởng đến khớp. Các bài tập tác động thấp, chẳng hạn như bơi lội hoặc đi xe đạp có thể tăng cường sức khỏe khớp hiệu quả.
  • Xây dựng cơ bắp để hỗ trợ khớp, đặc biệt là ở cột sống, hông và đầu gối. Tăng cường cơ bụng và cơ lưng có thể hỗ trợ thăng bằng và ngăn ngừa nguy cơ té ngã gây tổn thương khớp.
  • Tư thế tốt, chẳng hạn như đứng và ngồi thẳng để bảo vệ các khớp từ cổ đến đầu gối. Tư thế tốt cũng có thể hỗ trợ bảo vệ hông và cơ lưng. Ngoài ra, tư thế đúng rất quan trọng khi nâng và khiêng đồ vật, chẳng hạn như đeo balo bằng hai vai để tránh gây áp lực lệch lên vai.
  • Sử dụng các thiết bị bảo hộ, như đệm đầu gối, đệm khuỷu tay và cổ tay các tham gia các hoạt động có nguy cơ cao, kể cả các công việc như quỳ gối hoặc ngồi xổm.
  • Chế độ ăn uống phù hợp, chẳng hạn như bổ sung canxi, có thể tăng cường sức khỏe ở khớp. Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm như sữa, sữa chua, bông cải xanh, cải xoăn, quả sung và các loại thực phẩm bổ sung như đậu nành hoặc sữa hạnh nhân, có thể bổ sung đầy đủ canxi cần thiết cho cơ thể. Đối với cơ bắp, có thể bổ sung các nguồn protein như thịt nạc, hải sản, đậu, đậu nành hoặc các loại hạt.
Khớp xương là điểm kết nối giữa hai hoặc nhiều xương. Các khớp và cấu trúc xung quanh cho phép cơ thể uốn cong đầu gối, khuỷu tay, uốn cong lưng, quay đầu, vẫy các ngón tay hoặc lắc hông. Chức năng khớp giảm theo thời gian và tuổi tác. Khi cơ thể lão hóa, khớp dễ bị chấn thương và có thể gây viêm khớp. Cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe khớp là giữ hệ vận động khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe tổng thể.
(Nguồn: ihr.org.vn)
Nguồn
Lượt xem01/04/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng